Description |
Hát ru diễn xướng trong môi trường gia đình, mang chức năng thôi miên, dỗ dành trẻ ngủ. |
Social and cultural significance |
Hát ru sinh ra trên cơ tầng văn hóa bản địa. Người ta không chỉ tìm thấy đường liên kết, mối liên quan giữa hát ru và nhiều thể loại âm nhạc dân gian khác mà còn di chuyển sâu vào tầng ký ức lịch sử, văn hóa. Hát ru Nam Bộ định hình, lưu truyền trên cơ tầng văn hóa Nam Bộ. Hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa đã sản sinh ra đặc trưng của nó, thể hiện qua lời ca, âm nhạc, từ âm giai, âm điệu cho đến làn điệu.
Thực hiện nghiên cứu: Lê Hải Đăng
Dịch giả: Hà Hoàng Minh Trang |
Transmission method |
So với những gì mô tả đầu thế kỷ 20 trong tư liệu, rõ ràng môi trường diễn xướng Nam Bộ đã thay đổi đến mức kinh ngạc. Cảnh trai gái hò hát đối đáp, tự tình trên sông nước, tất cả đều đã chìm vào dĩ vãng. Ngay cả lời ru cũng đã tắt lịm trên môi người mẹ, thất lạc trong ký ức người con. Văn hóa với đặc trưng thay đổi, nên, trong môi trường văn hóa mới, chúng ta cũng có thể mở ra một vùng diễn xướng dân gian Nam Bộ co giãn, hữu tình theo những biến chuyển nhịp nhàng của đời sống. Mạng internet tuy ảo, nhưng đủ thật để tạo nên không gian bát ngát cho lời ru, điệu lý, câu hò dập dìu, tình tự trải dài qua miền xúc cảm mênh mông. |
Community |
Nam Bộ có nhiều tộc người cùng sinh sống, như người Việt, người Kh’mer, người Chăm, người Hoa, người Châu Ro, người S’tiêng, người Mạ… Bởi vậy, diễn xướng dân gian Nam Bộ bao gồm toàn bộ di sản văn hóa của các tộc người cư trú trên một vùng đất. Tuy nhiên, dự án “Phong hoa ca vịnh” chỉ giới hạn đối tượng vào các loại hình diễn xướng của người Việt, mà cụ thể là hát ru, hò và lý. |