-
Manage No, Sortation, Country, Writer ,Date, Copyright Manage No EE00002606 Country Vietnam ICH Domain Performing Arts Year of Designation 2014

Description | Bài Chòi là sinh hoạt văn hóa đặc thù của người dân miền Nam Trung Bộ nói chung, ở Phú Yên nói riêng, diễn ra trong dịp lễ tết. Hội Bài Chòi thường diễn ra từ ngày mồng Một Tết đến ngày hạ cây nêu, tức mồng Bảy Tết. Mở đầu hội, các vị bô lão, hương chức trong làng làm lễ tế Thần Nông, cúng Thành hoàng, Thổ địa…Hội Bài Chòi gồm 9, 11, hoặc 13 chòi tre cao có cầu thang dẫn lên dành cho người chơi ngồi. Mỗi chòi có ống tre đựng thẻ bài và mõ, dùi để gõ thông báo. Có nhiều hình thức lập chòi. Thứ nhất, chòi lập theo hình bát giáp (bát quái đồ), có 9 chòi. Thứ hai dựng chòi theo can: có 11 chòi. Thứ ba, lập chòi theo con giáp: có 13 chòi. Chòi trung dành riêng cho các vị bô lão, chức sắc; các chòi còn lại do người chơi tự chọn lựa. Sạp tre dựng ở giữa, đối diện chòi trung, dành cho dàn nhạc các bô lão. Trên sạp có khay khảm ốc sà cừ đựng rượu, trầu cau và tiền để mang đến dâng mỗi khi có chòi trúng. Một ván bài sẽ có sự tham gia của các nhân vật sau: Hô hiệu là người điều khiển một ván bài, am hiểu luật chơi, giỏi hát múa và có tài ứng khẩu. Chạy hiệu là người thực hiện hiệu lệnh của hô hiệu. Chân bài là người chơi bài. Bắt đầu, chạy hiệu chia quân bài cho các chòi; hô hiệu xóc ống, rút thẻ bài và hô một câu thai để các chân bài suy đoán; chạy hiệu nhận thẻ bài; các chân bài gõ mõ báo; chạy hiệu kiểm tra và giao thẻ bài cho chân bài đoán đúng; khi một chòi đủ ba con thì hô hiệu đánh một hồi trống chiến, trống chầu, dàn nhạc đổ hồi chúc mừng; hô hiệu đến chòi trúng thu lá bài chủ và ba lá bài nhỏ về trình làng; bưng khay tiền thưởng, trầu cau, rượu và cờ thưởng trao cho chân bài ở chòi trúng; hô hiệu hát chúc mừng; người chạy hiệu thu tất cả các lá bài ở các chòi còn lại để chuẩn bị ván bài tiếp theo. Nếu anh Hiệu gọi thẻ bài trùng với bài trong ống, người chơi gõ 3 tiếng mõ, khi tới ván, tức hết bài trong ống, thì gõ một hồi dài. Bộ bài chòi gồm 27 hoặc 33 thẻ bài tỳ và 9 hoặc 11 thẻ bài con bằng tre, có vẽ hoặc in có tên gọi nôm na, như: Nhứt Nọc, Nhì Nghèo, Tam Quăng, Tứ Cẳng, Ba Gà, Bảy Thưa,… Bộ bài được chia làm 3 pho: pho văn, pho vạn và pho sách. Anh Hiệu điều khiển trò chơi thường như một diễn viên, có giọng khỏe, có thể đọc hoặc ứng tác câu thai dí dỏm để ứng với tên con bài được gọi. Ngoài tính chất giải trí, các câu thai còn có tác dụng giáo dục con người về đạo đức, nhân cách sống, tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu lứa đôi,… |
---|---|
Community | Tỉnh Phú Yên |
Type of UNESCO List | Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity |
Incribed year in UNESCO List | 2017 |
Information source
Vietnam National Institute Culture and Arts Studies (VICAS)
http://vicas.org.vnElements related to
더보기-
EE00000012
The art of Bài Chòi in Central Viet Nam
Bài Chòi is a diverse art form combining music, poetry, stage acting, painting and literature. It takes two main forms: "Bài Chòi games" and "Bài Chòi performance". "Bài Chòi games" are played during Lunar New Year by Việt people of Central Việt Nam. To play Bài Chòi, nine or eleven bamboo huts are built in a U-shape within a temple yard or in a vacant ground. The hut placed at the bottom of the U shape is called "main hut" (chòi cái), and the game leaders, who can be either male or female, are called Hiệu artists. The game leader takes a card out of a tube of cards, and then sings for people to guess what the card is. This part is called "Hô Thai". Players buy three cards and wait in the hut. Anyone whose three cards match the cards sung by the Hiệu artists will be declared the winner and given the prize. A new session will then restart. "Bài Chòi performance", male and female Hiệu artists perform on a rattan mat. They either travel from place to place to perform, or otherwise are invited to play for private families, forming rattan-peforming or mobile Bài Chòi styles. A single artist may also perform "solo Bài Chòi". In this case, the artists performs a number of theatrical roles. For some artists, Bài Chòi performances are a mean of earning a living. Musical instruments accompanying Bài Chòi include the two-stringed fiddle, clappers, shawm and war drums.
Vietnam 2017 -
EE00002605
Nghệ thuật Bài Chòi
Bài Chòi là hình thức chơi bài giải trí bằng hình thức đối đáp. Ở Bình Định, có ba hình thức Bài Chòi là: Bài Chòi “truyện” có phông màn, có rạp che chắn; Bài Chòi “lớp”/ “chiếu” diễn ra trên chiếu và hội chơi Bài Chòi. Trong đó, hội chơi Bài Chòi có quy mô lớn nhất, diễn ra vào dịp lễ Tết ở sân đình làng hoặc những khoảng đất rộng, bằng phẳng, gần các khu dân cư, gần chợ. Một hội Bài Chòi có 9 hoặc 11 chòi (dựng bằng tre, nứa, lợp mái tranh), xếp theo hình chữ U. Chòi ở đáy chữ U gọi là chòi Cái. Dẫn dắt cuộc chơi là các “Hiệu”, người am hiểu và giỏi các điệu hát nam, hát khách, hát lý... thuộc nhiều thơ, ca dao, biết pha trò, đồng thời, ứng đối nhanh nhẹn, ngồi ở chòi Cái. Họ rút con bài trong ống, giơ lên rồi hát đố tên con bài, gọi là Hô Thai. Người chơi mua 3 con bài, ngồi trên các chòi để đợi. Nếu cả 3 con bài trùng với những con bài mà “Hiệu” xuớng tên thì thắng cuộc, được lĩnh thưởng, kết thúc một lượt chơi. Bài chòi Bình Định có nhạc đệm từ đàn nhị, song loan, kèn bóp và trống chiến. “Hiệu” khi hô, hát phải theo nhịp của các nhạc cụ, đặc biệt là trống chiến. Người chơi cũng có thể thi hát đối đáp với “Hiệu”, tạo nên tiếng cười sảng khoái, lạc quan cho người tham gia.
Vietnam 2017