-
Manage No, Sortation, Country, Writer ,Date, Copyright Manage No EE00002626 Country Vietnam ICH Domain Social practices, rituals, festive events Year of Designation 2014

Description | Kéo co ngồi được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng Ba âm lịch tại đền Trấn Vũ. Sự tích tục kéo co ngồi được kể lại: xưa kia, có năm làng Ngọc Trì hạn hán, chỉ còn giếng xóm Đìa còn nước. Trai xóm Đường và xóm Chợ xuống lấy nước về dùng. Trai xóm Đìa sợ hết nước, ngăn không cho lấy, bên giằng, bên giữ, lại sợ đổ mất nước nên cả hai bên ngồi bệt xuống mà ôm lấy thùng nước. Kéo co ngồi được tổ chức trên nền sân đất nện hoặc bãi ruộng. Cột trụ gỗ lim sơn đỏ, được chôn chặt dưới đất, thân cột được đục một lỗ tròn ngang đầu gối người lớn để luồn dây song. Dây song dài 40m được cuộn tròn, buộc dây vải đỏ, cất trong đền, mỗi dịp lễ hội, ban tổ chức và đại diện của 3 mạn Đường, Chợ và Đìa biện lễ dâng Thánh và xin rước dây song ra dùng. Trước khi kéo, dây song được nêm chặt tại cột. Mỗi đội thi có quân số 15, 17 người hoặc 19 người cởi trần, mặc quần đỏ, chít khăn đỏ và và một tổng cờ mặc áo đỏ, quần đỏ, chít khăn đỏ. Khi kéo, các giai kéo có tư thế ngồi, chân co chân duỗi, người quay mặt bên này, người bên kia của dây kéo, một tay duỗi thẳng, tay kia co trước ngực, dây kẹp dưới nách. Khi có lệnh, Tổng cờ phất cờ hô “í a, kéo”, chạy lên chạy xuống, quệt cờ lệnh vào mặt, vào đầu các giai kéo để làm hiệu khi nào kéo, khi nào nghỉ. Điểm độc đáo là dân làng đều mong mạn Đường thắng, vì có niềm tin mùa màng sẽ bội thu, dân làng khoẻ mạnh, no ấm. |
---|---|
Community | Phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội |
Type of UNESCO List | Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity |
Incribed year in UNESCO List | 2015 |
Information source
Vietnam National Institute Culture and Arts Studies (VICAS)
http://vicas.org.vnMaterials related to
Photos
더보기-
PI00002427
Tugging Rituals and Games
Tugging rituals and games are widely practiced by communities in rice cultivation culture in East and Southeast Asia, with a desire for good weather, good harvests or predictions related to success or failure of a crop. The scale of organizing tugging rituals and games, either at local or national level, depends on each member country. Tugging rituals and games of Vietnam are concentratedly practiced in the midlands, Red River Delta and North Central known as the cradle of wet rice civilization in such provinces as Vĩnh Phúc, Bắc Ninh and Hanoi city where the Việt people have been residing for a long time. In addition, the element is practiced regularly by ethnic groups such as the Tày, the Tai and the Giáy of Lào Cai province in the northern mountainous region of Vietnam, who were inherently rice farmers in history.
Vietnam -
PI00002428
Tugging Rituals and Games
2. Tug -of-war of the Việt people in Hữu Chấp village, Bắc Ninh Province: In preparing for the tug-of-war festival, the village chose wealthy young men and “unstained” families and divided them into two team: East and West
Vietnam -
PI00002429
Tugging Rituals and Games
3. Tug-of-war of the Việt people in Hữu Chấp village, Bắc Ninh Province After all rituals were finished, tug-of-war started. Two teams, East and West, competed in three rounds; whoever win two rounds are considered the winner. If the winner is East team, villagers believe that they are going to have a good crop and vice versa. East team always was arranged to be a winner of the game.
Vietnam -
PI00002430
Tugging Rituals and Games
4. Cord and ironwood stake at tug-of-war ground & The rattan cord will be tugged back and forth through a ironwood stake' s hole. Rattan cord used in Hương Canh tug-of-war festival must be at least 45m in length and has a diameter of 3-4cm
Vietnam
Videos
Elements related to
더보기-
EE00002625
Kéo co
Trò chơi gắn với lễ hội làng vào mùng 4 Tết. Cộng đồng sử dụng thân cây tre làm dây kéo. Việc lựa chọn tre hết sức tỷ mỉ. Dây kéo làm từ thân cây tre - bánh tẻ, dài, thẳng, không bị sâu kiến, không bị cộc ngọn và số đốt lẻ. Sáng mùng 3 tết, 4 ông Hóa chỉ đạo làm dây kéo: dùng mảnh sành cạo sạch lớp vở ngoài, để lộ phần cật trắng; đục mỗi gốc tre hai lỗ và nối lại bằng hai đòn gánh; lấy lạt quấn chặt hai chỗ tiếp nối thành hình ba con nhện (một con ở giữa to, hai con ở hai đầu nhỏ hơn). Dây kéo làm xong làm lễ trình báo Thành hoàng. Tham gia thi kéo co là các trai đinh của 4 giáp trong làng, được chia làm 2 phe: phe Đông và phe Tây. Mỗi bên có 37 trai đinh. Bốn ông Hóa cầm cờ lệnh và bốn ông Vè cầm trịch cuộc chơi. Phần tế lễ kết thúc, dây kéo treo trên trái đình được hạ xuống. Ba hồi trống lệnh vang lên, bốn ông hóa phất cờ dẫn hai đội ra chào dân làng. Tất cả trai đinh cởi trần, mặc quần trắng, thắt lưng nhiễu điều, đầu chít khăn lụa, bám vào thân tre, bốn trai đinh khoẻ nhất đứng ở vị trí đòn nối. Khi cờ hiệu phất đủ ba lượt vòng quanh dây kéo, cuộc thi bắt đầu. Hai bên phải kéo đủ 3 keo. Hai keo đầu không phân thắng bại. Đến keo thứ ba, dân làng cùng vào kéo giúp bên Đông, vì người ta tin rằng bên Đông thắng cuộc là lúa chiêm sẽ được mùa.
Vietnam 2015 -
EE00002673
Kéo co truyền thống
Trò chơi truyền thống được tổ chức trong lễ hội xuống đồng dịp đầu xuân. Người chơi là nam và nữ, có sức khỏe. Trò chơi dành cho nhiều người. Họ được phân ra làm các đội. Mỗi đội từ 8 - 20 người tùy điều kiện. Có thể chơi nam - nam, nữ - nữ hoặc có thể nam - nữ phối hợp. Kéo co ở Tuyên Quang gồm có hai loại: kéo co không dây và kéo co có dây. Kéo co không dây bắt buộc những người tham gia phải dùng tay vòng ôm bụng người đằng trước để tạo thành các mắt xích của cả đội. Người đứng đầu mỗi đội phải ngoắc tay vào nhau và cả đội bắt đầu kéo. Trong quá trình kéo, nếu đội nào bị kéo qua ranh giới của đội mình, hoặc đội hình bị đứt, gãy, ngã thì sẽ thua cuộc. Kéo co không dây thường được các em nhỏ tổ chức chơi, thi đấu với nhau ở chân đồi, bãi cỏ, bãi đất rộng, sân trường, sân nhà văn hóa… Trò kéo co có dây thường dành cho người lớn chơi, thi đấu. Nó không chỉ là trò chơi thể thao mà còn là một nghi thức cầu mùa của nhiều tộc người ở Tuyên Quang. Trước lễ hội, các bản làng sẽ phải lựa chọn một nam thanh niên ưu tú, có tuổi hợp với năm tổ chức lễ hội, vào rừng tìm dây rừng về bện thừng làm dây kéo co. Dây rừng phải đảm bảo độ dài, độ dẻo dai như dây mây, dây song, dây móc… Mỗi làng cũng phải chọn lựa các thành viên của đội kéo co, chuẩn bị tập luyện, thi đấu. Nếu đội nào thắng cuộc trong cuộc thi kéo co thì đó là điềm báo năm đó làng sẽ được mùa, mọi sự may mắn bình an. Kĩ năng kéo co tập trung ở sự phối hợp giữa các thành viên, cách sử dụng lực tay và thế chân. Thể thức thi đấu trong ba hiệp. Giữa dây kéo buộc dây lụa đỏ làm mốc, hiệu lệnh vang lên, đội nào kéo điểm đánh dấu sang phía mình là đội đó thắng cuộc.
Vietnam 2015